Máy làm kem tươi là thiết bị “hái ra tiền” trong nhiều mô hình kinh doanh café, nhà hàng, quán ăn… Tuy nhiên, nếu không vận hành đúng cách hoặc bảo trì không thường xuyên, máy dễ gặp sự cố khiến quá trình kinh doanh gián đoạn, ảnh hưởng đến trải nghiệm khách hàng. Với nhiều năm đồng hành cùng các đơn vị F&B, trong bài viết này, chúng tôi – đội ngũ kỹ thuật viên của Venus Machinery - chia sẻ 7 lỗi thường gặp khi sử dụng máy làm kem tươi và cách phòng tránh hiệu quả.
1. Kem Không Ra Hoặc Ra Ít
⚠️ Nguyên nhân:
- Máy không được tiếp nguyên liệu kịp thời
- Bơm trộn hoc cảm biến không hoạt động.
- Van xả kem bị nghẽn do cặn bột kem, đường sữa kết tinh.
✅ Cách xử lý:
- Kiểm tra lượng nguyên liệu trước khi vận hành.
- Vệ sinh kỹ cụm van xả định kỳ.
- Với máy dùng cảm biến, nên lau khô sạch trước khi vận hành để tránh sai lệch thông số.
2. Kem không đạt độ mịn, dễ chảy
❄️ Nguyên nhân:
- Nhiệt độ trong khoang làm lạnh lên xuống bất thường.
- Nguyên liệu không phù hợp hoặc pha không đúng tỉ lệ, độ béo chưa đủ.
- Công suất làm lạnh của máy yếu hoặc không ổn định.
- Lưỡi khuấy hoặc khoang trộn bị mòn, hở hoặc trục máy không quay đều.
🛠 Kinh nghiệm kỹ thuật:
- Luôn sử dụng nguyên liệu chất lượng, công thức pha chuẩn đúng – nên dùng bột kem chuyên dụng hoặc kem nền tiêu chuẩn.
- Kiểm tra gas lạnh, block nén định kỳ. Nếu block phát tiếng kêu lớn hoặc chạy liên tục mà không ngắt – có thể đã quá tải. Vệ sinh dàn nóng lạnh định kỳ cho máy
- Thay thế lưỡi khuấy định kỳ sau khoảng 12–18 tháng hoặc theo khuyến nghị nhà sản xuất.
Lỗi máy làm kem cho thành phẩm không đạt độ mịn dễ chảy nước
3. Máy làm kem tươi kêu to, rung mạnh khi vận hành
🚫 Nguyên nhân:
- Lắp đặt máy không cân bằng.
- Motor mòn, bạc đạn trục bị rơ.
- Linh kiện bên trong lỏng lẻo hoặc mòn.
- Gắn sai trục khuấy khi lắp lại sau vệ sinh.
💡Cách xử lý:
- Kiểm tra mặt bằng đặt máy, điều chỉnh lại chân đế, đảm bảo máy lắp chắc chắn, tránh kê lệch hoặc để máy tiếp xúc với tường gây cộng hưởng rung.
- Luôn kiểm tra tiếng ồn ngay từ đầu. Tiếng kêu lạ là dấu hiệu đầu tiên báo lỗi.
- Sau khi vệ sinh, cần gắn lưỡi và trục đúng thứ tự – nhiều người dùng lắp ngược dẫn đến va chạm bên trong khoang lạnh.
- Gọi kỹ thuật viên kiểm tra vòng bi, motor, các chi tiết truyền động.
4. Máy hoạt động yếu, làm kem chậm
❌ Nguyên nhân:
- Công suất máy không đủ cho nhu cầu thực tế.
- Bộ phận làm lạnh bị bám bụi hoặc thiếu gas lạnh. Bộ phận dàn nóng bị tắc do bụi bẩn tích tụ lâu ngày.
- Block bị yếu hoặc hỏng.
📌 Giải pháp:
- Lựa chọn máy đúng công suất theo lưu lượng phục vụ mỗi ngày.
- Làm sạch dàn nóng ít nhất 1 lần/tháng, đặc biệt trong môi trường bếp có dầu mỡ.
- Bảo trì định kỳ hệ thống lạnh, nạp gas đúng tiêu chuẩn.
- Liên hệ kỹ thuật khi máy làm lạnh quá lâu (>10 phút/lượt kem) hoặc nhiệt độ không ổn định.

Hệ thống làm lạnh của máy làm kem hoạt động yếu – cần kiểm tra block và dàn ngưng.
5. Máy làm kem báo lỗi thường xuyên
⚙️ Một số mã lỗi phổ biến:
- E1: Nhiệt độ quá cao – có thể do dàn lạnh bẩn hoặc quạt hỏng.
- E2: Lỗi cảm biến – do dây dẫn hoặc cảm biến hỏng.
- E3: Motor quá tải – thường gặp khi vận hành liên tục quá lâu.
🎯 Giải pháp:
- Tạm ngưng máy để hạ nhiệt.
- Liên hệ kỹ thuật để kiểm tra linh kiện và reset hệ thống đúng cách.
6. Khó vệ sinh, mất vệ sinh an toàn thực phẩm
📦 Nguyên nhân:
- Thiết kế máy không tối ưu, nhiều góc khuất.
- Máy không có tính năng vệ sinh tự động
Dẫn đến hệ quả
- Gây nhiễm khuẩn chéo nếu không vệ sinh đầy đủ.
- Tăng nguy cơ tắc van, nghẽn đường dẫn.
- Làm hỏng cảm biến và gây sai lệch nhiệt độ.
📚Cách phòng tránh:
- Luôn súc rửa bằng nước ấm và dùng dung dịch vệ sinh chuyên dụng.
- Chọn máy có thiết kế bo tròn, vật liệu inox dễ lau chùi.
- Ưu tiên dòng máy có chế độ vệ sinh tự động và cảnh báo vệ sinh định kỳ.
- Với máy có chế độ vệ sinh tự động – nên kích hoạt hàng ngày sau ca làm việc.
- Lau khô kỹ các bộ phận cảm biến, tránh đọng nước gây chập.
Vệ sinh máy làm kem đúng cách, thường xuyên
7. Máy làm kem tươi xuống cấp nhanh
⚙️ Dấu hiệu:
- Vết gỉ, vỏ máy xước, nút điều khiển mòn, màn hình chập chờn.
✅Nguyên nhân:
- Chất lượng của máy kém, hoặc trong quá trình sử dụng không đúng kỹ thuật
Cách phòng ngừa:
- Đầu tư vào thương hiệu uy tín, chọn máy có chính sách bảo hành rõ ràng.
- Tuân thủ hướng dẫn sử dụng, không vận hành quá công suất.
Lời kết: Hiểu máy - Giữ máy - Tối ưu vận hành
Việc sử dụng máy làm kem tươi không chỉ đơn thuần là “bật và chạy”. Một chiếc máy tốt cần đi kèm quy trình sử dụng và bảo trì đúng cách. Một chút hiểu biết kỹ thuật và thói quen chăm sóc thiết bị đúng cách sẽ giúp bạn tránh được nhiều sự cố không đáng có, đảm bảo máy vận hành ổn định – bền bỉ – sinh lời dài lâu.
👉 Nếu bạn đang cần tư vấn kỹ thuật, bảo trì hoặc chọn mua máy làm kem tươi phù hợp, Venus Machinery luôn sẵn sàng đồng hành cùng bạn với giải pháp toàn diện - từ thiết bị đến hỗ trợ sau bán hàng.